Yến sào có tốt cho phổi không là thắc mắc của nhiều người tiêu dùng. Yến sào là loại thực phẩm quý giá cho sức khỏe người sử dụng. Ngoài tác dụng bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, yến sào còn có tác dụng hỗ trợ hiệu quả hoạt động của phổi. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để biết ăn yến sào tốt cho phổi như thế nào.
Nội Dung Bài Viết
Yến sào có tốt cho phổi không?
Trong cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” có viết: Về mặt y học, yến sào là vị thuốc độc đáo, rất tốt cho người mới ốm dậy,. . .chữa được bệnh ho, hen, suyễn, lao phổi. Cùng điểm qua những tác dụng của yến sào đối với phổi ngay sau đây:
Yến sào có tác dụng làm sạch phổi
Phổi là cơ quan thực hiện chức năng hô hấp, cung cấp lượng oxy cần thiết cho cơ thể và thải khí CO2 ra bên ngoài. Phổi được ví như “máy lọc không khí” của cơ thể. Giữ một lá phổi khỏe mạnh giúp bảo vệ cơ thể tránh những vấn đề sức khỏe hô hấp và bệnh lý nghiêm trọng như: hen suyễn, viêm phổi, xơ nang phổi,…
Yến sào là một loại thực phẩm tự nhiên, chứa hơn 50% hàm lượng Protien, 18 axit amin và hơn 30 nguyên tố vi lượng thiết yếu có tác dụng làm sạch phổi, nâng cao khả năng bảo vệ sức khỏe phổi và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp.
Giảm triệu chứng của bệnh phổi
Trong Đông y, yến sào có thể hỗ trợ và cải thiện chức năng của phế quản và phổi. Cụ thể hơn, yến sào có thể giúp giảm các triệu chứng liên quan đến bệnh phổi như ho, hen suyễn và khó thở.
>> Xem thêm: Đau Dạ Dày Có Ăn Yến Được Không?
Cải thiện chức năng hô hấp
Trong yến sào chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như Protein, các loại vitamin, khoáng chất và nhiều axit amin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh học của cơ thể như:
- Axit amin Arginine và Lysine hỗ trợ sự phát triển của tế bào miễn dịch, từ đó tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
- Axit amin Histidine có tác dụng chống vi khuẩn và giảm viêm, giúp giảm bớt viêm nhiễm trong đường hô hấp.
- Axit amin Leucine, Isoleucine và Valine hỗ trợ sự phát triển và phục hồi của tế bào, có thể giúp cơ thể phục hồi sau các tình trạng viêm nhiễm hoặc bệnh tật.
Yến sào hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn
Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn của yến sào đã được Đông Y công nhận. Yến sào có vị ngọt tính bình, tác động vào 2 kinh là phế và vị nên giúp làm sạch phổi, tăng sức đề kháng cho cơ thể để hỗ trợ chống lại các vi khuẩn siêu vi gây nên viêm niêm mạc đường thở. Yến sào còn có công dụng dưỡng âm nhuận táo, bổ trung ích khí, kiện tì dưỡng huyết rất hiệu quả.
Ngoài ra, sử dụng yến sào còn giúp tăng cường chức năng phổi, giúp bổ phổi tiêu đờm, trừ ho, hạn chế các tổn thương, hỗ trợ chữa các chứng bệnh hen suyễn, khó thở, ho mãn tính, đờm dính máu, ho ra máu….
>> Xem thêm: Huyết Áp Thấp Có Ăn Được Yến Không?
Làm chậm sự thoái hóa của cơ quan hô hấp
Yến sào có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa của cơ quan hô hấp là do trong yến sào có chứa hoạt chất chống oxy hóa là Selenium và Glycine – 2 hợp chất này có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa cho cơ thể nói chung và làm chậm sự thoái hóa của cơ quan hô hấp nói riêng.
Bên cạnh đó, Axit amin Isoleucine chứa trong yến sào có tác dụng trong việc phục hồi cơ thể, Axit amin Leucine trong yến sào lại có chức năng hỗ trợ sự tăng trưởng các mô, tế bào trong cơ thể người đang được điều trị các bệnh về đường hô hấp. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người đã mắc bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp.
Cách sử dụng yến sào tốt cho phổi
Sau khi biết được yến sào có tốt cho phổi không thì chưa đủ, bạn cần biết cách sử dụng yến sào cho đúng, đặc biệt là người đang có vấn đề về phổi.
Cách chế biến yến sào
Để đem lại hiệu quả cao nhất cho người bị ho thì món yến chưng đường phèn là phù hợp nhất vì đường phèn cũng có tác dụng trị ho, giảm các triệu chứng viêm họng, viêm phế quản.
Để thay đổi khẩu vị hàng ngày, bạn có thể kết hợp yến với các loại nguyên liệu khác như hạt sen, táo đỏ, kỷ tử… để tăng thêm công dụng chữa trị.
Nên sử dụng món yến chưng khi còn ấm nóng để giữ ấm cho cơ thể.
Thời điểm ăn yến tốt nhất
Buổi sáng ngay sau khi thức dậy. Các chuyên gia khuyến nghị cho rằng khi này, lúc cơ thể đang đói nên các chất dinh dưỡng trong yến sào được hấp thụ và phát huy tác dụng tốt nhất.
Buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 60 phút. Đây là thời khắc mà bữa ăn tối đã dần tiêu hóa hết. Không những thế sau lúc ăn, cơ thể bạn cũng sẽ được nghỉ ngơi, trong khoảng đó tạo điều kiện tối đa để hấp thu các dưỡng chất từ tổ yến.
>> Xem thêm: Khi nào không nên ăn yến sào?
Tần suất sử dụng yến tốt cho phổi
- Tháng đầu tiên: Cần sử dụng yến hằng ngày để lấy lại sự ổn định của phổi.
- Tháng thứ 2-3: Sử dụng cách ngày vì lúc này, chức năng phổi đã được lấy lại sự cân bằng.
Liều lượng ăn yến hợp lý
Đối với người mắc vấn đề về phổi, trước khi sử dụng yến, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng. Điều này nhằm giúp tránh tình trạng bổ sung quá nhiều, vừa gây lãng phí, vừa dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn.
Lưu ý khi sử dụng yến sào cho người bị phổi
Yến sào tốt với người có vấn đề về phổi, tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn cũng cần lưu ý một vài vấn đề sau đây:
- Bổ sung yến sào một cách hợp lý, khoa học vào chế độ dinh dưỡng cho người bệnh phối sẽ mang lại kết quả tích cực. Nhưng không vì thế mà lạm dụng vì cơ thể chỉ có thể hấp thu dinh dưỡng ở mức nhất định, nếu dùng quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, gây tác dụng ngược.
- Cần lựa chọn địa chỉ bán yến sào uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm sử dụng cho người bệnh, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng dẫn tới tiền mất, tật mang.
- Một số đối tượng không nên dùng yến như người sốt, đau đầu, đầy bụng, mắc bệnh viêm nhiễm cấp, người đang yếu, hấp thụ kém.
- Kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên để phổi được phát triển khỏe mạnh.
Hy vọng bài viết yến sào có tốt cho phổi không đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn. Nếu còn thắc mắc về vấn đề gì, hãy truy cập website trangyensao.com hoặc liên hệ Hotline 0337.339.467 để được tư vấn cũng như đặt mua các sản phẩm yến sào chất lượng và cập nhật các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.