Cách nhận biết yến sào bị hư đơn giản, dễ nhận ra đó là qua màu sắc, mùi và cấu trúc tổ yến. Yến bị hư sẽ có hiện tượng mốc trắng hoặc xanh, màu sắc tổ yến không đồng đều, xuất hiện đốm vàng hoặc nâu, mùi tanh khó chịu, sợi yến rời ra, thiếu sự liên kết,…
Nội Dung Bài Viết
Cách nhận biết yến sào bị hư
Cách nhận biết yến sào bị hư qua màu sắc
Quan sát màu sắc của tổ yến là cách dễ nhận biết yến sào có bị hư hay không.
Màu sắc đặc trưng của yến trắng (bạch yến) chất lượng là màu trắng ngà hoặc hơi ngả vàng. Nếu quan sát thấy tổ yến có màu sắc không đồng đều, có màu vàng bất thường hoặc có đốm nâu,… thì chứng tỏ tổ yến này đã bị hư do bị nhiễm khẩu hoặc bị oxy hóa.
Cũng có một số loại nấm mốc màu trắng rất giống với màu của tổ yến. Do đó, để đảm bảo chắc chắn, bạn nên lấy tay sờ bề mặt tổ yến để kiểm tra xem tổ yến có bị nấm mốc hay không
Cách nhận biết yến sào bị hư là ngửi mùi
Ngửi mùi tổ yến là một cách nhận biết yến sào bị hư mà bạn không nên bỏ qua.
– Tổ yến chất lượng sẽ có mùi tanh đặc trưng của lòng trắng trứng gà hoặc thoang thoảng mùi mốc nhẹ.
– Nếu bạn ngửi thấy tổ yến có mùi tanh nồng thì đừng tiếc rẻ mà hãy bỏ đi, không được sử dụng vì lúc này vi khuẩn, vi sinh vật có hại xâm nhập khiến tổ yến bị biến chất. Sử dụng tổ yến loại này sẽ có nguy cơ bị ngộ độc.
Cách nhận biết yến sào bị hư bằng trực quan
Bạn có thể áp dụng cách nhận biết yến sào bị hư bằng cách kiểm tra trực quan.
– Tổ yến có chất lượng sẽ có độ liên kết nhất định tạo thành hình tổ chim. Sợi yến thật khá thô và không đồng đều.
– Nếu quan sát tổ yến có các sợi yến không còn giữ được liên kết như ban đầu, các sợi yến bị rời ra, chứng tỏ tổ yến này đã bị oxy hóa, lúc này tốt nhất là nên ngưng sử dụng tại vì chất lượng yến đã bị thay đổi.
Yến sào bị hư, nguyên nhân do đâu?
– Tổ yến không được làm khô hoàn toàn: Trong quá trình xử lý để tạo thành phẩm, yến sào không được sấy khô hoàn toàn, còn bị ẩm. Khi đem đóng hộp, một thời gian sau sẽ có hiện tượng bị mốc xuất hiện, làm yến bị hư hỏng.
– Tổ yến bị độn chất tăng trọng: Trong quá trình sơ chế, người ta thêm đường vào sợi yến để tăng khối lượng cho tổ yến nhằm trục lợi bất chính, dẫn tới ảnh hưởng sản phẩm. Biểu hiện cụ thể là sau một thời gian, yến bị tẩm đường hay còn gọi là bị “lên đường” sẽ đổi màu sắc, từ màu trắng ngà sẽ chuyển sang màu vàng, để lâu không bảo quản kín gió có thể xảy ra hiện tượng bị ẩm chảy nước, dẫn tới yến bị hư hỏng.
– Tổ yến bị nhiễm khuẩn do bảo quản không đúng cách: Cụ thể là để yến ở nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp vào hoặc để yến ở nơi có độ ẩm cao. Sau khi lấy tổ yến ra sử dụng, phần còn lại đóng nắp không chặt,… những cách bảo quản như thế dễ bị vi khuẩn xâm nhập, làm ảnh hưởng đế chất lượng sản phẩm, là nguyên nhân dẫn đến yến sào bị hư hỏng.
Sử dụng yến sào bị hư tác hại khôn lườn
Sử dụng yến sào bị hư tác hại đầu tiên phải nói đến là vấn đề sức khỏe. Yến sào có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. Tuy nhiên khi yến sào bị hư hỏng thì tác dụng hỗ trợ sức khỏe không có mà thay vào đó là hiển họa đối với sức khỏe. Sử dụng yến sào không an toàn có thể gây ra những hậu quả như là ngộ độc, biểu hiện là các triệu chứng đường tiêu hóa như: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy. Những trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.
Tác hại tiếp theo phải nhắc đến khi sử dụng yến sào bị hư đó là thiệt hại về kinh tế, mất tiền mua yến sào, còn phải bỏ tiền ra khám bệnh, phục hồi sức khỏe, … Và tác hại lớn nhất là người dùng mất niềm tin vào loại thực phẩm tốt như yến sào.
>> Xem thêm: 5 lầm tưởng phổ biến về yến sào
Cách xử lý khi yến sào bị hư
Yến sào có giá thành cao, vì vậy mà khi thấy yến sào có hiện tượng bị hư, nhiều người thường có tâm lý tiếc của nên có suy nghĩ chỉ cần bỏ phần hư đi là được. Tuy nhiên cho dù có loại bỏ những phần bị hư đi đi thì vi khuẩn nấm mốc vẫn tồn tại trong tai yến đó, không thể nào loại bỏ hết được, nếu tiếp tục sử dụng sẽ để lại các tác hại xấu đối với sức khỏe.
Nếu chẳng may gặp phải hiện tượng yến sào bị hư như đã nêu trên, tốt nhất bạn nên bỏ đi, tuyệt đối không sử dụng.
Để yến sào không bị hư, cần bảo quản đúng cách
Nguyên tắc chung khi bảo quản các loại yến sào là phải bọc kín yến sào trong túi nilong hoặc hũ có nắp đậy kín rồi mới đem bảo quản, cụ thể:
Bảo quản tổ yến thô
Tổ yến thô là loại chưa qua các bước xử lý nào ảnh hưởng đến chất lượng sợi yến. Vì thế, loại yến này có thời hạn sử dụng lâu nhất, có thể lên đến 3 năm nếu độ khô của tổ yến đạt tiêu chuẩn.
Điều kiện bảo quản tổ yến thô là tránh những nơi độ ẩm cao để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc. Tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời để các dưỡng chất không bị biến đổi. Tốt nhất hãy giữ trong túi nilon buộc kín hoặc trong hũ đậy kín nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
>> Xem thêm: 1 tai yến ăn được bao nhiêu lần?
Bảo quản tổ yến tinh chế
Yến sào tinh chế đã trải qua quá trình làm sạch, sau đó được cho vào khuôn hình tổ yến và sấy khô. Trước khi mang đi bảo quản lâu dài, bạn cần chắc chắn yến đã được sấy khô ở nhiệt độ tiêu chuẩn rồi mới đem cất.
Bảo quản tổ yến tinh chế ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi độ ẩm cao, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, bạn chỉ nên dùng yến sào tinh chế trong vòng 1 năm.
Bảo quản yến tươi
Nên sử dụng yến tươi càng sớm lại càng tốt. Thời hạn sử dụng của loại yến này không dài. Trong nhiệt độ phòng, thời gian sử dụng an toàn của yến tươi là 48 tiếng. Trong ngăn mát tủ lạnh, bạn có thể bản quản đến 1-2 tuần. Và trong ngăn đá, yến tươi có thể được dùng đến 3 tháng. (Lưu ý quan trọng là phải để yến tươi thật ráo nước mới mang đi bảo quản).
Cách nhận biết yến sào bị hư cũng khá đơn giản phải không mọi người, mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn. Nếu còn thắc mắc về vấn đề gì, hãy truy cập website trangyensao.com hoặc liên hệ Hotline 0337.339.467 để được tư vấn và đặt mua yến sào chất lượng nhé!