Ung thư vòm họng có ăn được yến không là thắc mắc của nhiều người. Với bệnh nhân ung thư vòm họng, dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng suốt trong quá trình điều trị bệnh để cơ thể đủ sức chống chọi với bệnh tật.
Nội Dung Bài Viết
Các thành phần dinh dưỡng trong yến sào
Yến sào là loại thực phẩm chứa giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe của con người và phù hợp với mọi đối tượng. Trong Yến sào có chứa các thành phần dinh dưỡng quan trọng như: Protein, các Acid amin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Cùng tìm hiểu rõ hơn về thành phần và giá trị dinh dưỡng của yến sào ngay sau đây.
– Protein là thành phần dồi dào nhất có trong tổ yến, chiếm khoảng 55%. Protein có tính sinh học độc đáo, có tác dụng lớn đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của các mô ở cơ thể người. Ngoài ra, protein còn giúp tạo ra năng lượng để cơ thể sau ốm phục hồi nhanh.
>> Có thể bạn quan tâm: Thiếu protein gây bệnh gì?
– Các loại Acid Amin điển hình như:
- Valin: Rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất và hỗ trợ quá trình phục hồi của các mô cơ, đồng thời, còn giúp hình thành các tế bào mô mới và cân bằng nitơ trong cơ thể.
- Leucine : Đây là loại amino acid duy nhất có khả năng điều hòa tổng hợp protein của các mô cơ và duy trì lượng hormone tăng trưởng để thúc đẩy các mô cơ phát triển.
- Isoleucine: Hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe và điều tiết lượng đường glucose trong máu.
- Methionine: giúp bảo vệ gan và đào thải độc tố có trong gan.
- Lysine: Tăng khả năng hấp thụ canxi, chống lão hóa xương khớp và hỗ trợ an thần rất tốt.
- Tryptophan : Chuyển hóa thành vitamin B3 nhờ gan, giúp ăn ngon miệng, tiêu hóa khỏe và ngủ ngon hơn.
- Axit aspartic: Giúp cơ thể giải độc gan và trung hòa amoniac dư thừa trong cơ thể.
- Histidine: Kích thích hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
- Glycine: Phòng ngừa lão hóa cột sống và thoái hóa đốt sống.
- Cystine: Tái tạo collagen và làm mượt tóc.
- Threonine: Hỗ trợ quá trình hình thành collagen và elastin.
- Alanine: Tuần hoàn chu trình glucose-alanine giữa gan và mô cơ.
- Phenylalanine: Nuôi dưỡng hệ thần kinh, làm giảm căng thẳng mệt mỏi và tăng cường trí nhớ. Làm giảm đau, chống trầm cảm, bồi bổ cho não, làm thần kinh hưng phấn và tăng cường trí nhớ. Bên cạnh đó còn giúp phục hồi sau phẫu thuật và các vết thương.
– Một số khoáng chất cần thiết như Ca, Fe, Mn, Br, Cu, Zn hàm lượng cao giúp ổn định thần kinh, tăng cường trí nhớ và phát triển toàn diện. Một số nguyên tố hiếm hàm lượng thấp như: Cr, Se,.. nhưng có tác dụng rất lớn kích thích hệ tiêu hóa và làm chậm quá trình lão hóa.
Ung thư vòm họng có ăn được yến không?
Ung thư vòm họng ĂN ĐƯỢC YẾN và nên ăn yến vì yến sào cung cấp nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể người mắc ung thư vòm họng đủ sức chiến đấu với căn bệnh nguy hiểm này. Ăn yến còn giúp cung cấp một số loại acid amin cần thiết mà cơ thể người bị ung thư không thể tự sản xuất ra được.
Để điều trị ung thư vòm họng, phải sử dụng các phương pháp như hóa trị liệu, xạ trị,… gây nhiều đau đớn, làm suy giảm lượng bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu, khiến sức đề kháng bị suy giảm, gây ảnh hưởng đến việc chữa lành các vết thương. Bổ sung yến sào sẽ giúp cơ thể được cung cấp lượng lớn Protein và các acid amin cần thiết cho quá trình tạo máu, tăng trưởng các mô cơ, tái tạo tế bào từ đó giúp cải thiện tình trạng thiếu máu, giảm các tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư.
Với tình trạng vòm họng bị thương, người bệnh sẽ cảm thấy khó nuốt hoặc đau đớn khi nuốt, do đó lựa chọn các món ăn mềm, lỏng, dễ nuốt là lựa chọn hàng đầu. Yến sào có đặc điểm là sợi yến mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa và dễ hấp thu, rất thích hợp cho người bị tổn thương vòm họng.
Các món yến có thể cho người bị ung thư vòm họng dùng như cháo yến, yến chưng đường phèn, súp yến,… sẽ giúp người bệnh bồi bổ cho cơ thể, đủ sức cho quá trình điều trị bệnh lâu dài.
>> Có thể bạn quan tâm: Yến sào có tốt cho phổi không?
Ung thư vòm họng ăn yến sao cho đúng?
Sau khi đã biết ung thư vòm họng có ăn được yến không, vấn đề người bị ung thư vòm họng ăn yến sao cho đúng cũng là điều đáng quan tâm. Để ăn yến sào đúng cách, tránh gây hại đến sức khỏe, người bị ung thư vòm họng cần:
– Kiểm soát lượng yến sào nạp vào cơ thể: Người bị ung thư vòm họng nên ăn yến sào từ 3-5gr/lần, sử dụng từ 2-3 lần/tuần. Như vậy, tổng lượng yến sào nạp vào cơ thể khoảng 10gr mỗi tuần. Lưu ý tránh không dùng yến sào chung với các loại thịt đỏ như thịt heo, thịt bò,…
– Chế biến yến sào đúng cách: Để người bệnh ung thư vòm họng dễ nuốt, nên sử dụng phương pháp chưng yến với đường phèn để giúp người bệnh ăn ngon miệng. Khi chưng yến, nên chưng mềm hơn một chút để người bệnh dễ nuốt.
– Tiêu thụ yến sào đúng cách: Để yến sào giữ được hàm lượng dinh dưỡng tối đa, chỉ nên chế biến lượng yến sào vừa đủ dùng cho 1 bữa, không nên cho người bị ung thư vòm họng dùng yến chưng đã để qua ngày.
– Thời điểm cho người bị ung thư vòm họng ăn yến có hiệu quả tốt nhất là vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy hoặc 1 giờ trước khi đi ngủ.
Trên đây là những thông tin về ung thư vòm họng có ăn được yến không, hy vọng hữu ích cho bạn. Nếu còn thắc mắc về vấn đề gì, hãy truy cập website trangyensao.com hoặc liên hệ Hotline 0337.339.467 để được tư vấn cũng như đặt mua các sản phẩm yến sào chất lượng và cập nhật các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.