Thiếu protein gây bệnh gì? Protein là chất dinh dưỡng quan trọng hàng đầu đối với sức khoẻ mỗi người, đảm nhiệm chức năng tăng trưởng và duy trì tế bào mô, tạo ra các phản ứng sinh hoá cần thiết cho quá trình trao đổi chất…. Với những vai trò thiết yếu như vậy, khi thiếu protein sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Bài Viết
Thiếu protein ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Trytophan là một axit amin, tiền thân của chất dẫn truyền thần kinh serotonin. Khi thiếu protein, việc cung cấp axit amin này bị cản trở, hạn chế khả năng tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh của cơ thể. Vì vậy nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng não, khiến cảm xúc thay đổi thất thường.
Thiếu protein gây mệt mỏi và suy nhược
Protein là một trong những chất dinh dưỡng đa lượng, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi lượng protein nạp vào sụt giảm, lượng calorie cung cấp cho cơ thể cũng thấp, dẫn đến tình trạng suy nhược và mệt mỏi.
Triệu chứng này đặc biệt đáng lo ngại đối với những người lớn tuổi. Một nguyên cứu đăng trên tạp chí Nutrients cho biết, thiếu hụt protein có thể dẫn đến các tình trạng chậm chạp, yếu đuối, năng lượng thấp và giảm cân không chủ đích ở người trên 60 tuổi.
>> Tham khảo thêm: Người bị ung thư gan có nên ăn yến sào?
Chậm lành vết thương
Protein cần thiết cho quá trình làm lành các vết thương. Khi cơ thể thiếu hụt chất đạm, quá trình lành vết thương bị ảnh hưởng do quá trình hình thành collagen suy giảm, từ đó có thể khiến các vết thương trở nên trầm trọng hơn.
Thiếu protein gây yếu hệ miễn dịch
Thiếu hụt protein sẽ ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của cơ thể. Nguyên nhân là do các axit amin của protein đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành kháng thể điều hành các phản ứng miễn dịch.
Thiếu protein gây tình trạng mất cơ bắp
Nếu không bổ sung đủ protein, cơ thể không thể tái xây dựng một cách đúng đắn và dẫn đến tình trạng mất cơ bắp. Đặc biệt đối với những người lớn tuổi. Khi không nạp đủ protein để sửa chữa các mô và tạo ra các enzym thiết yếu, cơ thể sẽ buộc phải lấy lượng protein thiếu hụt từ cơ bắp để bù đắp, dẫn đến khối lượng cơ của cơ thể sụt giảm.
Gặp các vấn đề về da, tóc, móng
Sự thiếu hụt về protein thường dẫn đến các vấn đề da, tóc, móng. Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí da liễu Ấn Độ cho thấy những người chỉ nạp đủ một nửa lượng protein cần thiết cho cơ thể (thiếu hụt protein nghiêm trọng) sẽ đối mặt với các vấn đề như: rụng tóc, bạc tóc, móng giòn, mụn trứng cá, nám…
Thiếu hụt protein gây cảm giác đói
Protein cung cấp năng lượng cho các hoạt động cùng với carbs và chất béo. Nếu có cảm giác đói và muốn ăn nhiều hơn mặc dù đã ăn đầy đủ, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu hụt protein. Các nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng, ăn thực phẩm có protein giúp bạn cảm thấy no hơn trong suốt cả ngày.
Cách bổ sung protein tự nhiên
Protein là thành phần phong phú nhất trong yến sào, dễ hấp thu, dễ tiêu hóa.
Yến sào có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, có lợi cho hệ tiêu hóa, tác dụng làm đẹp da, ngăn ngừa nếp nhăn và ngăn ngừa lão hóa.
Trong yến sào có chứa các vi chất dinh dưỡng như Mn, Cu, Zn, Br,…, những dưỡng chất này có tác dụng an thần, giảm căng thẳng mệt mỏi, nuôi dưỡng não bộ và tăng cường khả năng ghi nhớ…
Sử dụng yến sào là cách bổ sung nguồn protein thiếu hụt cho cơ thể, nâng cao thể trạng hiệu quả.
Trang Yến Sào là địa chỉ phân phối các sản phẩm nước yến thật, chất lượng đến từ thương hiệu nổi tiếng như Sanest Khánh Hòa, Nước yến thật Yến Sào Nha Trang, Nước yến Brand’s,… Bạn có thể đặt mua yến sào qua Hotline 0337.339.467 hoặc mua online qua Website trangyensao.com
>> Tham khảo thêm: 4 tiêu chí để chọn mua yến sào
Trên đây là những thông tin cần thiết giúp bạn biết thiếu protein gây bệnh gì. Có thể nói, khi thiếu protein cơ thể sẽ gặp vô số các vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, cần đảm bảo lượng protein cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Nguồn: Tổng hợp