Giá trị dinh dưỡng của yến sào (Hotline 0337.339.467 – TRANG YẾN SÀO) gồm các thành phần quan trọng như protein, carbohydrate, các axit amin và các kháng chất cần thiết cho cơ thể.
Yến sào được biết là có giá trị dinh dưỡng rất cao. Yến sào không chỉ là món ăn ngon mà nó còn là một loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ từ trong ra ngoài, phù hợp với nhiều độ tuổi. Người bệnh có thể dùng để cải thiện sức khỏe, người bình thường có thể dùng để duy trì và phát triển thể trạng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết giá trị dinh dưỡng của yến sào cũng như công dụng hữu ích của nó.
Nội Dung Bài Viết
Giá trị dinh dưỡng của yến sào
- Protein là thành phần phong phú nhất của tổ yến. Protein chiếm hàm lượng khá cao lên đến 45 – 55%. Protein không những giúp cho cơ thể được khỏe mạnh, hoạt động liên tục mà còn tốt cho xương, sụn, máu. Đặc biệt, protein giúp nuôi dưỡng da, tóc và móng tay. Ngoài ra, protein còn hỗ trợ cơ thể chữa lành bệnh và vết thương, giúp cải thiện sinh lý đàn ông và cân bằng hormon ở phụ nữ.
- Aspartic acid chiếm hàm lượng 4.69%. Chất này có vai trò cực quan trọng trong việc tạo ra năng lượng cho tế bào hoạt động, loại bỏ các độc tố dư thừa ở tế bào gây hại cho hệ thần kinh, não, có khả năng khắc phục tình trạng mệt mỏi, căng thẳng. Đặc biệt đây là loại axit amin có trong yến sào rất tốt cho gan.
- Proline chiếm hàm lượng 5.27%. Đây là một hợp chất quan trọng trong việc tái tạo mô, tạo thành collagen tốt cho da, giúp làn da khỏe mạnh, ngăn ngừa xơ cứng động mạch và duy trì huyết áp.
- Cystein, Phenylalamine chiếm hàm lượng 4.5%. Đây là những axit amin không thể thay thế, có tác dụng trong việc tăng cường trí nhớ, tăng dẫn truyền xung động thần kinh, tăng hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời.
- Tyrosine và Acid Syalic chiếm hàm lượng 8.6%, có tác dụng giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng khi bị nhiễm xạ hay có sự tổn thương ở hồng cầu.
- Glucosamine có tác dụng trong việc điều trị xương khớp, đặc biệt tốt cho việc phục hồi sụn bao khớp khi có tình trạng thoái hóa khớp.
>> Tham khảo thêm: Nên chọn yến đảo hay yến nhà?
Lợi ích giá trị dinh dưỡng của yến sào mang lại
Dưới đây là một số công dụng tuyệt vời mà những giá trị dinh dưỡng của yến sào mang lại mà bạn không thể bỏ qua:
Yến sào tăng cường hệ thống miễn dịch
Trong thành phần yến sào có chứa 18 loại axit amin cùng nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và bảo vệ hệ đường ruột tốt nhất. Nhờ vậy, khi ăn yến sào thường xuyên sẽ giúp cơ thể bạn luôn khỏe mạnh để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Yến sào có lợi với hệ tiêu hóa
Với trẻ em, hay những bệnh nhân mới ốm dậy thường có hệ tiêu hóa kém hơn. Yến sào là một thực phẩm dễ tiêu hóa và cung cấp nhiều dưỡng chất. Do vậy, khi sử dụng yến sào, người bệnh sẽ phục hồi nhanh hơn và cải thiện hệ tiêu hóa.
Giá trị dinh dưỡng của yến sào giúp đôi mắt khỏe
Khoa Giải Phẫu thuộc Đại học Quốc gia Malaysia đã chỉ ra rằng tổ yến có tác dụng giữ cho giác mạc khỏe mạnh sau khi trải qua các tổn thương hoặc bệnh tật, thông qua nghiên cứu trên những con thỏ vào năm 2011. Họ tiến hành tiêm huyết thanh tổ yến vào những con thỏ, và nhận thấy ở chúng sản xuất nhiều tế bào sợi hơn những con còn lại.
Dinh dưỡng của yến sào tốt cho phụ nữ sau sinh
Phụ nữ mang thai và sau sinh thường gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe như: rụng tóc, làn da xuống cấp… Để khắc phục được tình trạng này, đồng thời giúp thai nhi có làn da khỏe mạnh, thì phụ nữ mang thai nên ăn yến sào. Yến sào giúp mẹ bầu giảm rụng tóc, phục hồi nhanh sau sinh, ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu không nên ăn yến sào.
Ngoài ra, yến sào còn có tác dụng làm đẹp da, ngăn ngừa nếp nhăn và ngăn ngừa lão hóa.
Yến sào tăng cường khả năng sinh lý nam nữ
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trong nước bọt của chim yến có một loạt hormone, hai trong số đó là: testosterone và estradiol.
- Testosterone là một nội tiết tố nam được sản xuất với số lượng đáng kể. Phụ nữ cũng sản xuất nó, nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng testosterone làm tăng ham muốn tình dục, thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp, góp phần giảm mỡ, cải thiện chức năng nhận thức và chống trầm cảm.
- Estradiol: Yến sào chứa estradiol, một loại estrogen. Estradiol được sử dụng để điều trị các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa nóng bỏng và kích thích. Estradiol cũng được sử dụng để ngăn ngừa loãng xương và đã được chỉ định trong kế hoạch điều trị cho bệnh nhân ung thư.
Hướng dẫn sử dụng yến sào đúng cách
Lời khuyên khi ăn yến sào là bạn nên ăn khi bụng đang rỗng. Thời điểm thích hợp nhất để ăn yến sào là buổi sáng mới thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ 1 tiếng hoặc giữa hai bữa ăn chính khi bụng còn rỗng. Yến sào sẽ giúp các cơ quan tiêu hóa khởi động nhẹ nhàng và hấp thu dưỡng chất vào cơ thể.
Mặc dù yến sào rất tốt, nhưng khi ăn quá nhiều gây dư chất dinh dưỡng sẽ bị cơ thể đào thải ra ngoài. Do vậy, khi ăn yến sào cần ăn vừa đủ để cơ thể hấp thụ một cách tốt nhất. Các chuyên gia khuyến cáo về liều lượng yến sào theo độ tuổi như sau:
- Trẻ em 1 – 12 tuổi: 3g yến sào khô/lần
- Trẻ vị thành niên và người lớn: 5g – 10g yến sào khô/lần
- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai tháng 4 – 7 có thể ăn trung bình 100g/tháng, dùng đều đặn cách ngày khoảng 7g/lần. Phụ nữ mang thai tháng 8 – 9 nên giảm liều lượng 70g/tháng, dùng cách ngày khoảng 5g/lần.
- Người lớn tuổi: Yến sào đặc biệt tốt cho người lớn tuổi, đặc biệt là người già cần hồi phục sức khỏe sau khi đau ốm, phẫu thuật. Dùng cách ngày với liều lượng 5g/lần.
- Người bình thường: Nếu bạn muốn tăng cường sức khỏe thì nên ăn yến sào lâu dài và đều đặn 2 lần/tuần với liều lượng khoảng 5g/lần là đủ
>> Tham khảo thêm: Yến sào bao nhiêu 1 lạng?
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu về những giá trị dinh dưỡng của yến sào và những lợi ích quý giá của yến sào mang lại. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy truy cập website trangyensao.com hoặc hotline 0337.339.467 để được tư vấn nhé!