Yến sào là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe. Từ lâu, yến sào được đánh giá là một món ăn quý, có giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, người bị Gout được khuyên hạn chế ăn nhiều thực phẩm quá nhiều dinh dưỡng. Vậy bị Gout ăn yến được không? Để trả lời cho câu hỏi này hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Bài Viết
Bệnh Gout là gì?
Bệnh Gout (còn gọi là gút hay thống phong) là một dạng viêm khớp phổ biến, người bệnh thường chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, kèm theo cơn đau là hiện tượng sưng đỏ, thậm chí không đi lại được do đau.
Viêm khớp là căn bệnh rất phổ biến, thực tế là khoảng 35% dân số phải sống chung với căn bệnh này. Cứ 100 người trưởng thành thì lại có 2-5 người bị viêm khớp. Đây là tình trạng một hoặc nhiều khớp xương bị kích ứng gây viêm. Gout được biết đến là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát.
Thời đại ngày nay đã xóa tan quan niệm trước đây cho rằng Gout là “bệnh nhà giàu” và chỉ có ảnh hưởng đến đàn ông, thực tế cho thấy, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh ngày càng phổ biến đặc biệt ở nhóm phụ nữ đã mãn kinh. Bên cạnh đó, khi đời sống được nâng cao hơn, nguồn thực phẩm đa dạng và chế độ ăn không lành mạnh đã khiến căn bệnh này ngày càng phổ biến và trẻ hóa.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh Gout
Nguyên nhân dẫn đến bệnh Gout xuất phát từ khẩu phần ăn hàng ngày dung nạp nhiều chất đạm. Chất dinh dưỡng này khi dư thừa sẽ chuyển hóa thành acid khiến cho nồng độ axit uric trong máu. Ở môi trường thuận lợi, axit uric sẽ tích tụ lại và chuyển hóa thành muối Urat bao quanh các khớp gối khiến bệnh nhân đau nhức cơ xương khớp. Bên cạnh nguyên nhân dung nạp quá nhiều chất đạm, một số lý do khác dễ dẫn đến bệnh Gout như thận hoạt động kém dẫn đến việc đào thải acid uric giảm, hoặc do acid uric nội sinh tăng.
Bệnh Gout nên và không nên ăn gì?
Người bị Gout cần xây dựng chế độ ăn phù hợp trong quá trình điều trị:
Thực phẩm người bệnh Gout nên ăn
Mỗi ngày, người bệnh Gout cần bổ sung từ 500mg đến 1000mg Vitamin C. Lượng vitamin C có thể được dung nạp vào cơ thể thông qua việc ăn các thực phẩm có vị chua như cam, chanh, táo, nho, lê,… Bệnh nhân cần uống nhiều nước để cơ thể đào thải acid uric ra ngoài qua đường tiểu. Đối với các loại thịt, người bệnh Gout nên ưu tiên chọn ăn thịt có màu trắng vì các thực phẩm này có lượng Purin và Protein ít.
Các thực phẩm chứa nhiều Carbohydrate rất tốt cho bệnh nhân Gout. Các thực phẩm này chứa một lượng Purin an toàn, vì thế sẽ làm giảm đi lượng acid uric trong máu. Người bệnh Gout nên ăn nhiều rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt.
Thực phẩm người bệnh Gout cần hạn chế
Các thực phẩm giàu đạm, tinh bột là “khắc tinh” của bệnh nhân Gout. Vì thế, khẩu phần ăn hàng ngày của họ nên tránh các thực phẩm có lượng Purin cao như nội tạng động vật, thịt bò, tôm, hải sản, cá trích, cá mòi và cá ngừ…. Những thực phẩm này sẽ khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế các loại rau sống hoặc hoa quả lên men vì chúng có khả năng khiến nồng độ acid uric trong máu tăng.
Đặc biệt, tuyệt đối tránh xa rượu bia hoặc các thức uống chứa cồn. Những thức uống này làm gia tăng việc sản sinh acid uric trong gan, cản trở thận đào thải acid uric.
Những người bị Gout ăn yến được không?
Trở lại với câu hỏi “Bị Gout ăn yến được không?”, câu trả lời là CÓ
Lý do thứ nhất, thành phần của tổ yến chứa hàm lượng dinh dưỡng cao: như protein (50% – 55%) cùng hàng loạt các acid amin như Aspartic acid, Tyrosine, Phenylalanine, Serine, Valine, Arginine hay Leucine. Bên cạnh đó còn có các khoáng chất thiết yếu như sắt, canxi, kali, phốt pho và cả magie. Chính vì thế tổ yến giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khoẻ, tránh bị suy nhược do bệnh tật gây ra.
Đặc biệt trong tổ yến còn có những thành phần dưỡng chất giúp cơ thể hấp thu vitamin D tốt hơn. Điển hình như canxi, sắt, kali… giúp tăng khả năng hấp thụ can xi và đào thải acid uric khỏi cơ thể, tái tạo các mô sụn khớp, làm tăng tiết dịch nhầy tại bọc sụn, giảm đau nhanh do Gout gây ra.
Lý do thứ hai, trong tổ yến KHÔNG tìm thấy hàm lượng purin. Purin là hợp chất tiền thân của đạm, sau khi đi vào cơ thể sẽ bị phân rã thành các loại đạm và protein gây ra cơn đau gút cấp. Vì thế có thể bổ sung vào khẩu phần ăn của người bị Gout.
Thứ ba, thực đơn dinh dưỡng của người bị Gout mỗi ngày đều phải kiêng cữ nhiều thứ. Về lâu dài sẽ làm cơ thể mệt mỏi, uể oải vì không đầy đủ chất. Bổ sung yến sào trong thực đơn có thể là biện pháp phù hợp giúp bệnh nhân nhanh chóng lấy lại tinh thần và sức khỏe để tiếp tục “chiến đấu” với bệnh Gout.
>> Xem thêm: Mổ ruột thừa uống nước yến được không?
Người bị Gout nên ăn yến như thế nào ?
Với thắc mắc người bị Gout ăn yến được không? Câu trả lời là CÓ. Vậy bị Gout ăn yến như thế nào là đúng? Sau đây là những lưu ý:
- Khi chế biến yến cho người bị Gout, nên làm những món ăn đơn giản, ít nguyên liệu như yến chưng đường phèn, yến chưng táo đỏ,… để hạn chế thấp nhất lượng Purin trong khẩu phần ăn.
- Người bệnh Gout nên ăn yến 2 lần/ tuần. Mỗi lần ăn không quá 5gr.
- Yến sào tốt nhưng tuyệt đối không nên lạm dụng. Bởi nếu ăn nhiều, hệ tiêu hóa không hấp thu hết, gây khó chịu, chướng bụng. Nên dùng một cách khoa học.
- Trước khi sử dụng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị về dự định dùng yến bồi bổ sức khỏe cho bị Gout.
- Cần chú ý đến nguồn gốc và chất lượng yến sào để tìm mua tại các cơ sở uy tín, chất lượng, đảm bảo.
- Song song với việc sử dụng tổ yến để bồi bổ, người bị Gout cần xây dựng chế độ ăn phù hợp, cân đối.
Hy vọng bài viết “Những người bị gout ăn yến được không?” đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn. Mong rằng người bị Gout có thể an tâm sử dụng yến sào một cách khoa học để hỗ trợ điều trị bệnh. Nếu còn thắc mắc về vấn đề gì, hãy truy cập website trangyensao.com hoặc liên hệ Hotline 0337.339.467 để được tư vấn và đặt mua yến sào chất lượng nhé!