Cách chế biến tổ yến (Hỗ trợ/Mua yến-0337.339.467-TRANG YẾN SÀO). Cách chế biến tổ yến ngon nhất là chưng cách thủy. Tổ yến có thể kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác nhau.
Yến sào là một trong những cao lương mĩ vị vô cùng quý hiếm. Để những món ăn từ yến sào được phong phú và thơm ngon hơn, chúng ta có kể kết hợp chung với nhiều nguyên liệu bổ dưỡng khác. Việc chế biến tổ yến dành cho các đối tượng khác nhau sẽ có những cách chế biến khác nhau. Hãy cùng tham khảo những cách chế biến yến sào phổ biến dưới đây nhé!
Nội Dung Bài Viết
Cách chế biến yến sào cho bé
Yến sào có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, giúp kích thích hệ tiêu hóa, giúp bé ăn ngon miệng. Dưới đây là hướng dẫn chế biến món cháo tổ yến bí đỏ cho bé.
Nguyên liệu:
- Tổ yến 3gr (khẩu phần cho 1 bé trên 1 tuổi)
- Bí đỏ 20gr
- Gạo nếp, gạo tẻ
- Dầu ăn trẻ em
- Bột nêm
Cách làm
Bước 1: Sơ chế tổ yến và nguyên liệu khác
Đối với tổ yến tinh chế: chỉ cần ngâm 20-30 phút với nước sạch, thấy sợi yến tơi ra thì rửa thêm lần nữa bằng nước sạch rồi để ráo nước.
Đối với tổ yến thô: ngâm trong nước sạch khoảng 75-180 phút. Sau đó vớt ra để ráo nước. Dùng nhíp gắp sạch lông và tạp chất rồi rửa thêm lần nữa bằng nước sạch. Cho vào rây để lọc sạch hết chất bẩn và lông thêm lần nữa.
Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt ra thành từng miếng nhỏ, cho vào nồi hấp chín rồi tán nhuyễn ra.
Bước 2: Thực hiện nấu cháo tổ yến bí đỏ cho bé
Khi thấy cháo nhừ, cho bí đỏ đã được tán nhuyễn vào rồi khuấy đều lên, cho tổ yến (đã sơ chế cẩn thận và cắt nhỏ) vào, thêm hạt nêm và dầu ăn vào, đun sôi cháo trên lửa nhỏ thêm 5 phút nữa là được. Tắt bếp, múc cháo ra chén, đợi nguội và cho bé dùng.
Trên đây là hướng dẫn cách chế biến yến sào cho trẻ em từ 1-5 tuổi để bổ sung chất cho cơ thể trẻ một cách tốt nhất.
>> Tham khảo thêm: Trẻ ăn yến có bị dậy thì sớm không?
Cách chế biến tổ yến cho người già
Với 2 thành phần nguyên liệu thuộc hàng thượng phẩm: yến sào và đông trùng hạ thảo, có thể nói đây là một trong những món yến cực kỳ có lợi cho sức khỏe người già.
Nguyên liệu:
- Tổ yến tinh chế 5gr (khẩu phần cho 1 người ăn)
- Đông trùng hạ thảo 2gr
- Đường phèn tán nhuyễn 2 muỗng cà phê
- Nước tinh khiết
- Thố chưng yến có nắp đậy
Cách làm:
Cho tổ yến tinh chế vào nước sạch ngâm 20-30 phút, thấy sợi yến tơi ra thì rửa thêm lần nữa bằng nước sạch rồi để ráo nước.
Đông trùng hạ thảo sau khi rửa sạch cho vào chén nhỏ chưng cách thủy trong khoảng 5 phút.
Cho tổ yến đã làm sạch vào thố, đổ nước ngập phần yến. Cho đông trùng hạ thảo vào cùng. Đậy nắp lại và đem chưng cách thủy khoảng 20 phút.
Sau 20 phút, mở nắp cho đường phèn (đã tán nhuyễn), vài lát gừng vào đun trên lửa nhỏ khoảng 5 phút thì tắt bếp. Và thưởng thức.
>> Tham khảo thêm: Nước yến loại nào tốt cho người già?
Cách chế biến yến sào cho bà bầu
Hạt sen sẽ giúp cho bà bầu cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ và ngủ chập chờn. Bên cạnh đó, tác dụng của hạt sen còn giúp cho việc an thai, thúc đẩy thai nhi phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não.
Nguyên liệu:
- Tổ yến tinh chế 5gr (khẩu phần cho 1 người ăn)
- Hạt sen 50gr
- Đường phèn tùy khẩu vị
- Gừng tươi
- Nước tinh khiết
- Thố chưng yến có nắp đậy
Cách làm:
Cho tổ yến tinh chế vào nước sạch ngâm 20-30 phút, thấy sợi yến tơi ra thì rửa thêm lần nữa bằng nước sạch rồi để ráo nước.
Sơ chế hạt sen.
- Nếu là hạt sen tươi: bóc bỏ, bỏ màng và bỏ tim sen. Nếu bà bầu có thể ăn được vị đắng, hãy để lại tim sen vì đây là thành phần có vị thuốc tốt cho sức khỏe. Ngâm hạt sen với nước khoảng 60 phút, sau đó cho vào nồi đun sôi đến khi mềm.
- Nếu là hạt sen khô: chỉ cần ngâm nước cho đến khi mềm rồi vớt ra (vì loại này đã được sơ chế trước). Sau đó cho vào nồi nấu đến khi mềm.
Cho tổ yến đã làm sạch vào thố, đổ nước ngập phần yến. Đậy nắp lại và đem chưng cách thủy khoảng 20 phút.
Sau 20 phút, mở nắp cho hạt sen đã nấu chín, đường phèn (theo khẩu vị), vài lát gừng vào đun trên lửa nhỏ khoảng 5 phút thì tắt bếp. Và thưởng thức.
>> Tham khảo thêm: Tiêu chí chọn mua yến sào
Cách chế biến tổ yến cho người ốm
Sau thời gian dài sử dụng thuốc, miệng của người mới ốm dậy thường có vị đắng. Vì điều này nên hầu hết họ đều không cảm thấy ngon miệng, chán ăn. Thậm chí, tình trạng này kéo dài còn là nguyên nhân khiến bệnh nhân suy sụp, sút cân. Việc sử dụng các món ăn từ yến sào sẽ giúp nhanh chóng cải thiện khẩu vị.
Trong tổ yến rất giàu có thành phần là Lysine và Phenylalamin. 2 chất này là thành phần quan trọng có tác dụng giúp cải thiện vị giác. Cùng với đó là khả năng ổn định thần kinh và tăng khả năng hấp thụ canxi.
Nguyên liệu:
- Tổ yến tinh chế 5gr (khẩu phần cho 1 người ăn)
- Thịt gà tươi (tùy theo khẩu phần ăn của người bệnh)
- Nấm rơm, nấm kim chi
- Xương ống
- Hành lá
- Gia vị nêm nếm
- Thố chưng có nắp đậy
Cách làm:
- Bước 1: Hầm xương ống từ 60-90 phút. Trong quá trình hầm lấy thìa hớt bỏ bọt.
- Bước 2: Gà đem luộc chín mềm. Sau đó xe nhỏ.
- Bước 3: Nấm rơm thái làm đôi, nấm kim châm cắt loại bỏ phần chân. Sau đó rửa sạch để ráo nước.
- Bước 4: Cho tổ yến, thịt gà, nấm vào thố chưng yến. Thêm nước cốt luộc xương vào cho ngập mặt.
- Bước 5: Chưng cách thủy khoảng 30 phút. Tắt bếp. Sau đó lấy ra dùng khi còn nóng.
Cách chế biến súp yến sào với thịt gà cho người ốm này rất được nhiều người áp dụng.
>> Tham khảo thêm: Cao huyết áp ăn yến được không?
Cách chế biến tổ yến cho người tiểu đường
Yến sào và táo đỏ đều là những loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng không chứa chất béo. Vì vậy, món yến chưng táo đỏ rất thích hợp với người bị tiểu đường. Món ăn này có thể tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ tiêu hóa, hô hấp, tim mạch hoạt động tốt hơn.
Nguyên liệu:
- Tổ yến tinh chế 5gr (khẩu phần cho 1 người ăn)
- Táo đỏ 5 quả
- Đường phèn tùy khẩu vị
- Gừng tươi
- Nước tinh khiết
- Thố chưng yến có nắp đậy
Cách làm:
Cho tổ yến tinh chế vào nước sạch ngâm 20-30 phút, thấy sợi yến tơi ra thì rửa thêm lần nữa bằng nước sạch rồi để ráo nước.
Táo tàu rửa sạch, ngâm nước khoảng 20 phút cho mềm rồi vớt ra, để ráo. Sau đó cho vào nồi luộc táo chín mềm.
Cho tổ yến vào thố, đổ nước ngập yến. Đậy nắp lại, chưng cách thủy khoảng 20 phút.
Sau 20 phút tổ yến đã nở đều, cho phần táo đã nấu vào, thêm vài lát gừng. Chưng thêm 5 phút nữa thì tắt bếp. Và thưởng thức.
Lưu ý: Khi chế biến tổ yến cho người tiểu đường, không nên sử dụng đường phèn. Chưng yến với đường phèn là cách chế biến có thể làm lượng đường trong máu tăng cao. Nếu bạn vẫn muốn thưởng thức yến chưng với đường thì có thể chọn đường dành riêng cho người bệnh tiểu đường.
>> Tham khảo thêm: 7 sai lầm phổ biến khi sử dụng yến sào
Bài viết trên đã hướng dẫn cách chế biến tổ yến dành cho các đối tượng khác nhau. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn chế biến được món ăn phù hợp và bổ dưỡng cho chính mình và người thân. Nếu còn thắc mắc về vấn đề gì, hãy truy cập website trangyensao.com hoặc liên hệ Hotline 0337.339.467 để được tư vấn và đặt mua yến sào chất lượng nhé!