Người bị tiểu đường thường hay bị thiết hụt chất dinh dưỡng. Nhu cầu tìm kiếm sản phẩm hỗ trợ dinh dưỡng cho người tiểu đường từ các loại thực phẩm tự nhiên là rất cao. Yến sào có tốt cho người tiểu đường không? là thắc mắc của khá nhiều người có người thân, bạn bè không may bị mắc bệnh này. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra đáp an nhé!
Nội Dung Bài Viết
Yến sào có tốt cho người tiểu đường không?
Thành phần có trong yến sào
Protein chiếm khoảng 55%. Protein là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
18 loại axit amin. Mỗi loại mang đến các lợi ích tích cực cho cơ thể. Chẳng hạn như valin, leucine, isoleucine, threonine, methionine, lysine, axit aspartic,… và nhiều loại khác.
31 nguyên tố vi lượng như Cr, Se, Mn, Ca, Fe, Zn, Mg, Cu,… Các thành phần này có trong yến sào mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng có trong yến sào phong phú, đa dạng, tạo năng lượng giúp cơ thể phát triển ổn định, khỏe mạnh.
Yến sào có tốt cho người tiểu đường không?
Yến sào được hình thành từ 100% nước dãi của chim yến. Như phân tích thành phần có trong yến sào ở trên, có thể thấy yến sào hoàn toàn không chứa đường, người bị tiểu đường có thể sử dụng yến sào mà không lo bị ảnh hưởng đến đường huyết tăng cao.
Người bị bệnh tiểu đường cần phải ăn uống kiêm khem nghiêm ngặt, do đó thường có nguy cơ thiếu hụt các chất, gây ra mệt mỏi. Lúc này yến sào là một lựa chọn tốt nhằm cung cấp chất dinh dưỡng hợp lý mà không ảnh hưởng gì đến lượng đường huyết trong cơ thể.
Yến sào chứa nhiều protein, khoáng chất và các nguyên tốt vi lượng giúp bổ sung các dưỡng chất cơ thể bị thiếu hụt, có thể ngăn ngừa xảy ra một số biến chứng nguy hiểm mà người tiểu đường hay gặp phải.
Công dụng của yến sào với người tiểu đường
Yến sào có tốt cho đường huyết người tiểu đường
Trong thành phần của yến sào có chứa hai loại axit amin thiết yếu là isoleucine và leucine, có tác dụng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, giúp ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết đột ngột.
Yến sào còn sở hữu thành phần Phenylalanine – một chất hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin (một hoạt chất có công dụng giúp vận chuyển oxy và glucose đi nuôi cơ thể), giúp tăng cường hồng cầu và bổ máu. Do đó việc sử dụng yến sào có khoa học sẽ giúp người bị kiểm soát tốt lượng đường huyết của mình.
Ăn yến sào giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể
Trong yến sào chứa hàm lượng protein cao, nhiều khoáng chất và các nguyên tố vi lượng, giúp bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm thường gặp của bệnh tiểu đường.
Yến sào giúp vết thương mau lành
Người bị tiểu đường thường dễ bị tổn thương, viêm nhiễm hơn so với người bình thường và các vết thương thường rất lâu lành. Trong yến sào có chứa Tyrosin có tác dụng phục hồi tế bào hồng cầu, giúp cơ thể mau phục hồi khi có vết thương. Bên cạnh đó còn có chất Aspartic, Proline, Valin giúp phục hồi các tế bào cơ, mô tế bào.
Yến sào có tác dụng cải thiện và tăng sức đề kháng
Các acid amin trong yến sào như Serine, Alanine giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giải tỏa căng thẳng, giảm stress, giúp hạn chế được các biến chứng nhiễm trùng, lở loét của người bị tiểu đường.
Cách chưng yến dành cho người tiểu đường
Khi chưng yến dành cho người tiểu đường không nên cho đường phèn vào món ăn. Nếu vẫn muốn sử dụng đường, nên lựa chọn loại đường ăn kiêng dành riêng cho người bị tiểu đường.
Cách chưng yến hạt sen táo đỏ cho người tiểu đường
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Tổ yến tinh chế 5gr (khẩu phần 1 người ăn)
- Táo tàu 5 quả
- Hạt sen 20gr
- Thố chưng có nắp, nồi chưng
Cách thực hiện:
- Ngâm tổ yến tinh chế trong nước sạch từ 20-30 phút cho các sợi yến mềm, nở đều, sau đó xé tơi sợi yến, vớt ra để ráo nước.
- Hạt sen, táo tàu ngâm cho mềm, rửa sạch. Nấu chín hạt sen trước, sau đó bỏ táo tàu vào, nấu chín mềm cả 2 nguyên liệu với nhau.
- Cho yến vào thố, đổ lượng nước vừa đủ ngập phần yến trong thố. Đậy nắp thố, cho vào nồi chưng, chưng cách thủy trong khoảng 20 phút cho yến chín.
- Sau khi yến chín, cho hỗn hợp hạt sen táo tàu vào, thêm vài lát gừng vào thố yến. Chưng thêm 5 phút nữa. Tắt bếp là xong.
Vì yến sào không có đường phèn nên khá nhạt, nhưng vị ngọt thanh của táo tàu và vị bùi của hạt sen sẽ khiến cho món ăn trở nên ngon lành, hấp dẫn hơn rất nhiều đồng thời vẫn đảm bảo được sức khỏe cho người bị tiểu đường.
Cháo tổ yến thịt bằm cho người tiểu đường
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Tổ yến tinh chế 5gr (khẩu phần 1 người ăn)
- Thịt lợn xay: 50gr.
- Gạo: 1 chén (trộn chung gạo nếp và gạo tẻ).
- Các loại nguyên liệu khác: dầu ăn, dầu mè, gừng, rượu trắng, nước tương và gia vị.
Cách thực hiện:
- Gạo đem vo sạch, sau đó để cho ráo nước. Rang gạo sơ qua trước khi nấu cháo sẽ khiến cháo ngon hơn. Rang xong bỏ gạo vào nồi đổ nước nấu thành cháo.
- Cho dầu vào chảo, phi hành tỏi cho thơm rồi cho thịt vào xào, nêm nếm vừa đủ.
- Tổ yến làm sạch, chưng cách cách thủy từ 25-30 phút. (Chú ý chưng yến trong thố sứ có nắp đậy).
- Khi cháo nhừ, cho thịt xào vào nấu thêm 5 phút. Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
- Múc cháo ra chén, bỏ phần tổ yến đã chưng chín vào và thưởng thức. Nên ăn khi còn nóng sẽ đạt được nhiều hiệu quả nhất.
Cháo tổ yến thịt bằm là món bổ sung dinh dưỡng, nhanh hồi phục bệnh, cải thiện sức khỏe và tinh thần.
Yến sào có tốt cho người tiểu đường nhưng cần sử dụng đúng cách
Liều lượng yến sào nên sử dụng
Yến sào có tốt cho người tiểu đường không, chúng ta đã biết đáp án. Yến sào rất tốt cho người tiểu đường tuy nhiên để đảm bảo an toàn và phát huy được công dụng của yến sào, cần chú ý sử dụng một cách khoa học.
- Nếu đang trong giai đoạn điều trị bệnh: Nên dùng 5gr yến/lần, ăn mỗi ngày. Dùng khoảng 150gr yến/tháng là hợp lý. Trong thời gian điều trị bệnh, tăng cường bổ sung yến sào để cơ thể mau chóng phục hồi.
- Sau khi điều trị có kết quả tốt: Nên dùng 5gr yến/lần, ăn cách ngày. Một tháng chỉ cần dùng khoảng 100gr là hợp lý. Giai đoạn này người bị tiểu đường nên duy trì ăn yến để duy trì sức khỏe tốt nhất, sẵn sàng cho mọi hoạt động sống.
Không sử dụng đường khi chưng yến
Người bị tiểu đường do bị rối loạn chuyển hóa làm cho lượng đường trong máu tăng cao và tích tụ trong máu. Vì vậy, người bệnh đái tháo tháo đường nên hạn chế lượng đường cung cấp cho cơ thể.
Đường phèn là nguyên liệu được thêm vào khi chưng yến để tăng thêm độ ngon và hấp dẫn, tuy nhiên đường phèn sẽ làm tăng đường huyết. Chính vì thế, khi chưng yến cho người tiểu đường ăn tuyệt đối không nên cho đường phèn.
>> Xem thêm: Tổ yến có tốt cho người bị ung thư
Thời điểm ăn yến sào tốt nhất
- Buổi sáng sau khi thức dậy: Lúc này dạ dày trống rỗng, thời điểm này ăn yến sẽ hấp thu được toàn bộ dưỡng chất. Ăn yến buổi sáng giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể để phục vụ cho nhu cầu hoạt động trong ngày.
- Buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 60 phút. Đây là thời điểm nồng độ nội tiết tố trong cơ thể tăng cao, là điều kiện thuận lợi để hấp thu chất dinh dưỡng. Thêm vào đó, yến sào sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon, ngủ sâu giấc.
Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều kiến thức về vấn đề yến sào có tốt cho người tiểu đường không Bạn hãy tham khảo thêm ý kiến từ các bác sĩ khi sử dụng yến sào để có chế độ dinh dưỡng và điều trị phù hợp nhất cho người bệnh tiểu đường. Nếu còn thắc mắc về vấn đề gì, hãy truy cập Website trangyensao.com hoặc liên hệ Hotline 0337.339.467 để được tư vấn và đặt mua nước yến thật chất lượng nhé!